Đại học rất khác so với trường phổ thông. Nếu chưa biết một tí tẹo gì về nó, rất có thể các em sẽ dính phải những cú "đau tim"...
Đừng đùa với môn giáo dục thể chất. Những ngày đầu bước chân vào đại học, những ngày đầu các em chính thức được gọi là sinh viên, chắc hẳn rất tuyệt vời. Nó đánh dấu 12 năm đèn sách cố gắng của cả các em và gia đình, ắt hẳn niềm vui ấy, hào hứng ấy sẽ làm các em không khỏi tò mò về cuộc sống sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm 1 ^^
Các em nghĩ hai tiếng sinh viên sẽ làm cuộc sống của mình thay đổi như thế nào ?
Có thể các em nghe nói rằng … “ học đại học nhàn lắm, chơi là chính “ thì cũng đúng đấy ^^ nếu như em biết sắp xếp thời gian cho chính mình.
Có thể có nhiều người sẽ truyền miệng lại rằng …
Nếu như cấp 3 luôn ôn thi trước ít nhất 2 tuần thì ở Đại Học : Môn 15 tuần ôn trước 2 ngày, Môn 5 tuần ôn trước 2 giờ, thậm chí có môn không ôn :v
Nếu như cấp 3 stress vì thấy có quá nhiều bài cần ôn thì đại học sẽ stress vì chả biết ôn bài nào =))
Nếu như cấp 3 không ngủ được, nửa đêm không yên tâm lại dậy đọc sách tiếp thì đại học : không ngủ được, đọc sách cho dễ ngủ :3
Nếu như cấp 3: đi thi, cực kì căng thẳng thì với đại học: ngày thi là ngày hội non sông, vui vẻ đi thi để được gặp một đống bạn bè ^^
Nếu như cấp 3: vào phòng thi “đừng hòng nhìn bài tao” thì đại học : cả phòng thi như nhau, những đứa dốt vui vẻ cho nhau chép bài :v
Nếu là ở cấp 3: thi xong, làm được bài không biết ngay, tự chấm được điểm, còn ở đại học : thi xong, chính mình làm được bài hay không cũng không biết :-?
Ở cấp 3: biết điểm, điểm cao, vui còn ở đại học: biết điểm, điểm cao, buồn cười, chả hiểu vì sao lại được điểm cao :v
Thời cấp 3: biết điểm, điểm thấp, buồn bã khóc lóc, tự trách bản thân cố gắng chưa đủ, vào đại học: biết điểm, điểm thấp, thỉnh thoảng buồn, thỉnh thoảng buồn cười, nhưng đều đổ lỗi cho số phận và chế độ
…
Đó cũng có thể là cái nhìn tổng quát về hầu hết các môi trường đại học ở Việt Nam. Nói có vẻ vui và nhẹ nhàng, nhưng thực chất các em sẽ phải tự mình đối mặt với hàng tá vấn đề, từ cũ đến mới, chỉ một mình :DThời lượng vỏn vẹn chỉ có 2 tiết/tuần cộng với suy nghĩ “to con không bằng to đầu”, thể dục ở trường cấp 3 bị coi là môn siêu phụ. Nếu điểm chẳng may dưới trung bình, nhưng lại được xếp vào diện ngoan, thì thể nào em cũng được thầy cô cứu vớt. Vì thế, chẳng phải tập tành nhiều, teen mình vẫn cứ qua ngon ơ.
Vào đại học thì sao nhỉ :-?
Không quy ra điểm số cụ thể, chỉ trượt hoặc đỗ, nhưng thể dục lại là nỗi ác mộng của hầu hết sinh viên. Chỉ cần không qua bất kỳ một nội dung nào, bằng tốt nghiệp của em có nguy cơ bị treo vĩnh viễn. Đơn giản vì có rất nhiều môn khiến em phải lè lưỡi xanh mặt như aerobic, bơi lội, cầu long, dancing,…. Đặc thù hơn, còn có Taekwondo (ĐH Kinh tế quốc dân), võ thuật (khối trường quân sự, công an)…
Phao cấp cứu cho các em này :3
“Practice makes perfect”, thực hành nhiều sẽ quen tay. Hãy hỏi các anh chị khóa trên, trường mình có những môn thể dục nào và dành thời gian tập dượt trước. Nếu là aerobic, dancing thì sẽ phải tự dàn dựng bài biểu diễn của đội mình, vì thế có thể tham khảo các clip của các anh chị kháo trước, thầy cô không nhớ đâu :))) Nếu có thể thì hãy thuê đồng phục cho đội mình nhé :3
Học tín chỉ - Bạn có quyền được lựa chọn
Vào cấp 3, các em nhất nhất phải tuân theo thời khóa biểu do nhà trường lập sẵn với 4-5 tiết mỗi ngày. Nói tóm lại, em không có quyền được chọn môn học cũng như cơ hội nâng cao điểm số. Dù điểm cao hay điểm thấp, một khi đã chấm, thầy cô cứ thế ghi vào sổ.
Vào đại học thì sao nhỉ?
Các em có quyền được lựa chọn, thay đổi thời gian biểu bằng hình thức học tín chỉ. Là đơn vị căn bản để đo lường khối lượng kiến thức và đánh giá kết quả học tập, một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học. Cái hay của hình thức học này là em không phải tuân theo một thời khóa biểu nhất định mà được phép chọn những môn học mình cảm thấy thích nhất trong từng kỳ. Nếu đủ sức “chiến”, em hoàn toàn có thể gánh thêm những môn dành cho kỳ sau. Nói cách khác, với tín chỉ, em có thể ra trường sớm hơn thời gian bắt buộc phải học là 4 – 5 năm.
Tip cho em này
Vì tâm lý muốn ra trường sớm, không ít sinh viên đã đăng ký học nhiều hơn 2 -3 môn vào cùng một thời điểm. Nếu đủ sức “chiến”, thì không nói làm gì. Nhưng trước khi quyết định, em hãy lượng sức mình rằng bản thân có đủ thời gian sắp xếp hay không. Đừng ham hố quá, kẻo lại phản tác dụng đấy nhé.
Sau khi biết được những môn mình sẽ được đăng kí học tín chỉ, em nên tham khảo ý kiến anh chị khóa trước về nội dung. Mục đích là để tránh trường hợp em “vớ” phải những môn nặng về lý thuyết. Thử tưởng tượng, mỗi học kỳ chỉ kéo dài 4 -5 tháng, nhưng em phải học thuộc chừng ấy môn, thì sẽ thế nào? Nên chọn những nội dung bao gồm cả lý thuyết, tính toán, để vào thời điểm nước rút, còn đủ sức mà đối phó.
Và hãy nhớ căn giờ để đăng kí nhé, nếu không may có thể sẽ thất học :3
Nhà trọ và những quy luật “bất thành văn”
Là học sinh, tụi mình chủ yếu sống cùng bố mẹ, ông bà. Sau mỗi buổi học, em hoặc tự về nhà, hoặc được nhị vị phụ huynh đưa đón. Vì thế, lắm lúc, teen mình cũng cảm thấy ngột ngạt và háo hức được trở thành sinh viên để nếm trải cuộc sống giảng đường.
Vào đại học thì sao nhỉ?
Các em tách khỏi gia đình, bắt đầu cuộc sống tự lập. Nếu may mắn, em sẽ có một chân ở ký túc xá. Trong trường hợp ngược lại, em phải đi tìm nhà trọ hoặc cậy nhờ cô bác. Nhưng vì chân ướt, chân ráo bước chân ra thành phố, em có thể “cụt hứng” trước những quy luật “bất thành văn” của chủ nhà trọ. Ví dụ, nếu em định rủ ai đó ở cùng, thì tiền nhà phải trả cao hơn, em bè đến chơi, ra vào phải xin phép rồi bị càu nhàu chẳng hạn, họ có thể bịa thêm một vài khoản chi phí, hoặc có thể không đáp ứng hết những nhu cầu về vật chất so với lúc ban đầu các em thuê :-j Thậm chí dãy trọ có đến 7 -8 phòng nhưng WC, nhà tắm thì chỉ có một, bla bla bla,…
Cảnh báo cho các em này ^^
Trong quá trình tìm nhà trọ, rất có thể các em sẽ trông thấy số điện thoại kèm dòng chữ “có phòng cho thuê” trên các bức tường. Nếu đó là chủ nhà, thì không sao nhưng giả sử em gặp một người và anh ta nói chắc như đinh đóng cột là sẽ tìm đúng nhà trọ như em yêu cầu, thì cẩn thận, em đang dính phải cò mồi đấy. Trong rất nhiều trường hợp, em chẳng những tìm được nhà trọ vừa ý, mà còn mất một khoản tiền không nhỏ cho gã cò kia.
Trước khi chính thức ở, em hãy hỏi chủ nhà rõ ràng những khoản khác ngoài tiền thuê nhà. Nhiều chủ trọ còn yêu cầu em tiền đặt cọc, mới đồng ý cho thuê và chỉ trả lại nó khi em chuyển đến nơi khác. Vì thế, đừng quên nhắc chủ nhà nếu như em không thấy nó trong hợp đồng.
Khi gia nhập một dãy trọ nào đó, đừng vác bộ mặt lạnh lùng, chỉ sống trong thế giới của mình, mà nên chủ động giao lưu với mọi người. Vì có rất nhiều thông tin, em cần tư vấn, xin ý kiến từ hàng xóm đấy!
Việc học trên giảng đường thì sao ?
Nếu như ở cấp 3, một lớp chỉ có tầm 40-45 học sinh thì giảng đường đại học lại có một sức chứa khổng lồ lên tới vài trăm sinh viên, đáng sợ không :D Thầy cô đến lớp sẽ chỉ có nhiệm vụ giảng xong phần bài của họ, việc hiểu hay không lại là phần của em :D
Vậy phải làm sao :-s
Hãy cố gắng bỏ chút thời gian đọc qua ở nhà, đến lớp em sẽ sớm bắt kịp tiến độ hơn. Nhất là đối với chương trình C